Một trong những giải pháp tối ưu tốc độ website mà nhiều người sử dụng đó là Web cache, vậy Web cache là gì? Công dụng của Web cache đối với website như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bên dưới nhé.
Web cache là gì? Cách thức hoạt động của Web cache?
Web cache (HTTP cache) là một cơ chế tối ưu hóa website được triển khai ở phía máy chủ Web Hosting và trên trình duyệt. Qua trình này sẽ tạo ra các bản sao của tệp trong bộ đệm hoặc vị trí lưu trữ tạm thời để chúng có thể được truy cập nhanh hơn.
Khi người dùng truy cập vào website, trình duyệt phía người dùng sẽ gửi một tín hiệu HTTP Request đến máy chủ WordPress Hosting, lúc này Web cache sẽ thu thập các tín hiệu về trang được truy cập và nén dữ liệu của trang đó sang tệp HTML tĩnh.
Khi người dùng mới truy cập cùng một trang đích với trang đã được tạo cache trước đó, WordPress Hosting sẽ phản hồi tệp HTML đã được nén cho người dùng mà không cần phải xử lý lại.
Các cache dữ liệu được nén thường sẽ có một khoảng thời gian lưu trữ nhất định và có thể xóa thủ công hoặc tự động thông qua các tiến trình tự động (Cron job) của WordPress Hosting.
Có mấy loại Web cache?
Web cache được chia làm 2 loại chính: Cache phía trình duyệt và Cache phía máy chủ WordPress Hosting.
Cache phía trình duyệt
Khi người dùng truy cập vào website, trình duyệt sẽ tải xuống các nội dung được Web Hosting xử lý và trả về như Hình ảnh, nội dung văn bản, bố cục HTML, CSS, JS, Font…
Để rút ngắn thời gian tải, trình duyệt thường sẽ lưu lại hầu hết các nội dung của website vào bộ nhớ đệm của trình duyệt trên thiết bị đang truy cập. Vào lần truy cập tiếp theo, nếu người dùng truy cập cùng một trang đích, trình duyệt sẽ hiển thị các dữ liệu đã tải về trước đó mà không phải tải về nữa.
Trình duyệt sẽ lưu các dữ liệu này dựa theo các thuộc tính trạng thái trong HTTP Header như Last-Modified, Cache-Control: max-age=xxxxxx, Expires, Keep-Alive,… Các thuộc tính này thường được quy định trên Web cache phía máy chủ Web hosting, nó sẽ chỉ rõ thời gian mà các tệp này được lưu trên trình duyệt là bao lâu, trình duyệt sẽ dựa vào đó để xóa và tải lại các dữ liệu khi người dùng truy cập lại trang đích.
Người dùng cũng có thể chủ động xóa cache Cache này bằng các phím tắt đơn giản như CTRL + F5 hoặc CTRL + Shift + R Hoặc trong mục Cài đặt của trình duyệt.
Xem thêm: Hướng dẫn xóa cache máy tính
Cache phía máy chủ Web Hosting
Caching phía máy chủ WordPress Hosting cũng có cơ chế tương tự như trình duyệt, nhưng khác ở chỗ là máy chủ WordPress Hosting sẽ là nơi lưu trữ các dữ liệu cache đó. Ngoài ra, nó cũng sẽ lưu nhiều dữ liệu hơn.
Cache phía máy chủ WordPress Hosting có nhiều hệ thống và kỹ thuật cache khác nhau, nhưng có 4 công nghệ thường được áp dụng nhất:
- Full-page cache(Hay còn gọi là Cache toàn trang): Kỹ thuật này sẽ nén toàn bộ dữ liệu của website sang tệp HTML tĩnh và phản hồi cho trình duyệt khi được gọi.
- Object cache (Hay còn gọi là Bộ nhớ đệm đối tượng): Kỹ thuật này liên quan đến việc tối ưu các truy vấn vào Database của website. Về cơ bản, các kết quả truy vấn Database lần đầu tiên sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm và khi có các truy vấn giống nhau, các truy vấn đệm sẽ được trả về mà không cần phải xử lý nữa. Một số công nghệ cache thường được áp dụng như Redis, Memcached, Varnish,…
- Fragment cache: Về cơ chế thì Fragment cache cũng hoạt động tương tự như Object cache, nhưng khác ở chỗ là nó dùng để cache các chức năng, các Widget mở rộng, một phần của website.
- CDN cache: Giống như tên gọi của nó, đây là bộ nhớ cache được tạo và lưu trữ trên hệ thống máy chủ CDN trung gian. Ưu điểm là các hệ thống CDN thường có máy chủ ở nhiều nơi, từ đó phản hồi nội dung cache nhanh hơn cho người dùng.
Công dụng của Web cache?
Giảm tải tài nguyên cho Hosting và tăng tốc độ tải trang
Tác dụng rõ rệt nhất của Web cache đó là giúp giảm tải lượng tài nguyên như RAM, CPU,… của hosting.
Khi người dùng truy cập vào website, hosting sẽ cung cấp cho người dùng các dữ liệu Web cache được tạo sẵn trước đó, thay vì phải kết nối đến cơ sở dữ liệu và xử lý chúng.
Từ đó phần tài nguyên Ram, CPU dư thừa của WordPress Hosting sẽ được dùng để xử lý các tác vụ khác, tốc độ load trang cũng sẽ được cải thiện rất nhiều.
Điều này thực sự tốt cho các website có lượng truy cập lớn hoặc đang sử dụng một máy chủ WordPress Hosting cấu hình thấp.
Cải thiện chất lượng SEO
Web cache giúp cải thiện chất lượng SEO của website, điều này chủ yếu đến từ việc tốc độ website được cải thiện khi được nén cache.
Khi các bots tìm kiếm tự động của Google, Bing,… truy cập vào các liên kết của website để thu thập dữ liệu, Hosting sẽ tiến hành xử lý và phản hồi lại kết quả cho các bots tìm kiếm đó. Vấn đề là mỗi một yêu cầu sẽ có một khoảng thời gian chờ để Hosting xử lý và phản hồi lại cho bots tìm kiếm, nếu thời gian này quá lâu hoặc hosting bị quá tải trong khi thực hiện các yêu cầu này thì bots tìm kiếm sẽ không thu thập được dữ liệu, từ đó ảnh hưởng đến quá index dữ liệu của website trên Google.
Ngoài ra, Google cũng đưa ra các chuẩn Web Vitals với chỉ số cần thiết cho một website lành mạnh như:
- Sơn có nội dung lớn nhất (LCP): dùng để đo lường hiệu suất tải. Để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, LCP được hiển thị trong khung thời gian đầu tiên thấp hơn hoặc bằng 2,5 giây được xem là đạt chuẩn.
- Độ trễ đầu vào đầu tiên (FID): dùng để đo lường mức độ tương tác. Các trang phải có FID từ 100 mili giây trở xuống được đánh giá là tốt.
- Tích lũy Layout Shift (CLS): dùng để đo độ ổn định của hình ảnh. Các trang phải duy trì CLS là 0,1 giây hoặc ít hơn.
Web cache có thể cải thiện được nhiều nhiều chỉ số trong tiêu chuẩn trên, tất nhiên là không phải lúc nào cũng có thể đạt chuẩn 100% mà bạn phải áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau trong quá trình cache dữ liệu.
Tốc độ load trang nhanh là một trong những tiêu chí hàng đầu để giữ khách hàng trên website của bạn, giúp tăng khả năng chuyển đổi, đặc biệt là các website bán hàng.
Làm sao để cài đặt Web cache cho Website WordPress?
Đối với các mã nguồn khác, việc áp dụng Web cache khá khó khăn, nó đòi hỏi trình độ kỹ thuật vận hành website khá cao.
Nhưng đối với các CMS phổ biến như WordPress thì việc cấu hình Web cache không quá phức tạp. Điều đó có được nhờ các plugin nén cache đã dạng và hệ thống Web Hosting được cấu hình chuyên biệt cho mã nguồn này.
Dưới đây là một số WordPress caching plugins tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:
1. WP Rocket
Đây là một plugin tối ưu khá toàn diện cho các website WordPress, cấu hình cũng rất đơn giản. Để sở hữu plugin này, bạn sẽ phải bỏ khoảng 49 đô la / 1 năm / 1 website.
Tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng dịch vụ WordPress Hosting tại SHost, bạn sẽ được tặng miễn phí plugin WP Rocket và nhiều plugin bản quyền khác để hỗ trợ và tối ưu website.
Để cài đặt WP Rocket trên hệ thống WordPress Hosting tại SHost, bạn chỉ cần truy cập vào Bảng điều khiên của Hosting và tìm tới công cụ SHost Tookit, mọi bước cài đặt chỉ mấy vài giây và nó đã sẵn để bạn có thể bắt đầu tối ưu website của mình.
Xem thêm: Cách tải WP Rocket miễn phí tại SHost
2. Swift Performance
Swift Performance là một plugin tối ưu toàn diện cho website WordPress, nó có tất cả các chức năng cần thiết để tối ưu cache trang, tối ưu hóa hình ảnh,… mà không cần cài thêm nhiều plugin khác.
Nó có cả bản miễn phí với tên Swift Perfomance Lite với các chức năng cơ bản đủ để bạn có thể tối ưu web ở mức trung bình, khá và bản trả phí Swift Performance Pro với tất cả chức năng.
Tuy nhiên bạn sẽ cần đọc thêm các tài liệu liên quan để có thể cấu hình một cách chuẩn chi vì plugin có vô cùng nhiều phần thiết lập.
3. LiteSpeed Cache
Giống như Swift Performance, LiteSpeed Cache cũng là một plugin tối ưu khá toàn diện. Plugin này được cung cấp miễn phí trên kho thư viện plugins của WordPress, tuy nhiên nó đòi hỏi máy chủ Web Hosting của bạn phải sử dụng Webserver LiteSpeed thì mới có thể hoạt động hoàn hảo được.
Ngoài những plugin kể trên, bạn hoàn toàn có thể cài đặt các plugin miễn phí nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu nén cache như WP Fastest Cache, W3 Total Cache, Auto Optimize,….
Tổng kết
Áp dụng Web cache vào tối ưu hệ thống WordPress Hosting là điều cần thiết để giúp website hoạt động ổn định.
Ở mức độ cơ bản, website của bạn có thể sử dụng Full Page Cache thông qua các plugins, thiết lập Object Cache như Redis cache, Memcached chạy trên phiên bản PHP có hiệu xuất tốt như 7.4.
Đối với hệ thống WordPres Hosting chuyên biệt như SHost cung cấp, Webserver NGINX được cấu hình làm Proxy ngược cho máy chủ Apache, nên ngoài những cấu hình Web cache cơ bản trên bạn còn có thể bật NGINX Cache server trên Bảng điều khiển của Hosting để tăng mức độ chịu tải của hosting.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm Web cache, Công dụng của Web cache trong việc tối ưu và vận hành website.
Bạn cần hỗ trợ WordPress?
Các chuyên gia WordPress của SHost luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các vấn đề về WordPress - dù lớn hay nhỏ và liên tục 24/7.
Xem bảng giá