Khi bắt đầu xây dựng website, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua phải có Domain và Hosting thì mới làm được. Vậy Domain và Hosting là gì? Chúng khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Domain là gì? Tại sao lại cần đến Domain?
Domain (hay còn gọi là tên miền) là địa chỉ website của bạn trên internet, cho phép người dùng nhập vào thanh tìm kiếm trên trình duyệt để truy cập vào website của bạn.
Các website được cài đặt trên hosting và được định danh bởi một địa chỉ IP ví dụ như: 103.138.86.86. Việc phải nhớ một loạt các dãy số ngẫu nhiên như vậy là một thử thách thực sự đối với người dùng.
Vì vậy Domain (DNS – Domain Name System) được sinh ra để giải quyết vấn đề đó, Domain hoạt động giống như một danh bạ điện thoại, cho phép việc gán kết địa chỉ IP của hosting với Domain được đăng ký.
Hơn thế nữa, một Domain đẹp, ý nghĩa cũng giúp cho bạn khẳng định và mở rộng thương hiệu của mình trên không gian mạng, đặc biệt là thời kỳ công nghệ 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ.
Có thể bạn quan tâm: Tên miền là gì? Hướng dẫn 7 mẹo đặt tên miền hay
Các đặc tính cơ bản của Domain
Tên miền chủ yếu có hai phần được phân tách bằng dấu chấm. Phần đầu tiên là Tên thương hiệu của bạn có thể có bất kỳ sự kết hợp nào giữa chữ cái và số, phần thứ hai là Phần mở rộng, cụ thể:
- Tên: Gồm các chữ cái từ a – z, các số 0 – 9, dấu gạch ngang “-“, tổng số ký từ nhỏ hơn 255.
- Phần mở rộng: Tên miền bắt đầu bằng dấu chấm “.” và bao gồm những phần mở rộng Miền mức cao nhất (TLD) hoặc Miền cấp hai (SLD). Dưới đây là 2 ví dụ về phần đuôi mở rộng này:
- Miền mức cao nhất (TLD): .vn, .com, .net, .info,…
- Miền cấp hai (SLD): .com.vn, .com.br, .com.jp, .co.uk…
Domain được phân làm 2 loại:
- Domain mã quốc gia: Là Domain có đuôi là ký hiệu chữ cái viết tắt của từng Quốc gia. Các ký hiệu này sẽ được thiết lập theo quy định của ICANN.
- Domain quốc tế: Là tên miền được ICANN cấp phát.
ICANN viết tắt của Internet Corporation for Assigned Names and Numbers là Tổ chức quản lý tên miền trên toàn thế giới.
Hosting là gì? Tại sao lại cần đến Hosting?
Hosting hay Web Hosting là một không gian lưu trữ dữ liệu được thiết lập từ một máy chủ (server) của các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Web, cho phép bạn có thể tải lên dữ liệu và xuất bản website của mình.
Khi bạn đăng ký một Hosting, nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web sẽ gửi cho bạn thông tin đăng nhập vào bảng điều kiển của Hosting để bạn có thể cài đặt website của mình.
Về phía nhà cung cấp Hosting, họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý Server (máy chủ vật lý), cũng như việc cấu hình bảo mật và tối ưu sẵn hệ thống Hosting để quá trình hoạt động được xuyên xuốt.
Các đặc tính cơ bản của Hosting
Hosting thường được cấu thành từ nhiều thành tố khác nhau như:
- Địa chỉ IP: Mỗi một Hosting sẽ được đại diện bởi 1 địa chỉ IP V4 (Ví du: 103.138.86.86) hoặc IP V6 (Ví du: 2001:0DC8::1005:2F43:0NCD:FBFF).
- RAM, CPU: Các tiến trình này xử lý dữ liệu trên website nhanh hay chậm cũng một phần dựa vào thông số RAM, CPU của gói hosting mà bạn đã đăng ký. Thông số càng cao thì tốc độ xử lý càng ổn định và mượt mà.
- Dung lượng ổ cứng SSD, HDD: Là thông số dung lượng mà dữ liệu website của bạn được phép lưu trữ trên hệ thống của nhà cung cấp Hosting.
- Bảng điều khiển hosting: Là nơi để bạn cài đặt và thao tác với mã nguồn của website. Một số bảng điều khiển hosting phổ biến như Cpanel, Plesk Panel,…
- Network: Chắc chắn rồi, hosting sẽ phải được kết nối với hệ thống internet chung.
- Công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây (Cloud): Các nhà cung cấp sẽ sử dụng các công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây để tối ưu hóa cấu hình Server, Hosting.
- …
Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải là một chuyên gia để hiểu hết những thành tố trên, điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu kỹ lưỡng khi chọn dịch vụ lưu trữ web. Một số yếu tố đáng cân nhắc khi chọn hosting:
- Tốc độ và Độ ổn định của hệ thống Server / Web Hosting: Chọn một nhà cung cấp có hệ thống Server / Web Hosting có tốc độ xử lý nhanh, có cam kết thời gian downtime tốt.
- Mức độ bảo mật: Không gian mạng là một nơi dễ tiếp cận cả cho người dùng và cho cả các hacker, vì vậy việc hệ thống Web Hosting được thiết lập sẵn tường lửa, các cấu hình bảo mật tùy chỉnh, hệ thống backup dự phòng,… để chống lại các rủi ro tấn công, mất dữ liệu là hết sức cần thiết.
- Tính thân thiện đối với người dùng: Mỗi một hệ thống Web Hosting đều có một bản điều khiển để quản lý, hãy chọn những hệ thống Web Hosting có bảng điều khiển thân thiện và có đầy đủ các chức năng mà bạn cần để vận hành website.
- Chi phí gói cước Hosting: Bạn nên lựa chọn các gói dịch vụ Web Hosting phù hợp với nhu cầu hoạt động thực tế của website, nếu bạn không có nhiều kinh phí nhưng vẫn muốn có những trải nghiệm tốt, bạn nên chọn những gói dịch vụ có nhiều tính năng phụ hoặc hậu mãi để được tối ưu hơn về chi phí.
- Chăm sóc khách hàng: Những công ty có đội ngũ kỹ thuật tốt, có thể giải quyết vấn đề bạn ngay khi gặp phải các sự cố kỹ thuật hoặc có thể linh động hỗ trợ cho bạn là một sự lựa chọn không tồi.
Các loại Web Hosting phổ biến
Có nhiều loại hosting khác nhau, trong đó có 5 loại Hosting phổ biến nhất hiện nay:
- Shared hosting: Đây là loại hosting được chia nhỏ tài nguyên từ một máy chủ quản lý chung, giá của loại hosting này thường rất rẻ và phù hợp với đại đa số người dùng mới.
- Cloud hosting: là dịch vụ hosting được vận hành trên nền tảng điện toán đám mây (cloud computing), về mặt nguyên lý thì Cloud Hosting cũng được chia nhỏ tài nguyên từ máy chủ giống như Shared Hosting, nhưng sự khác biệt là Cloud Hosting được thiết lập để có thể mở rộng khi cần thiết.
- WordPress hosting: Là loại hosting được thiết lập chuyên biệt cho các website WordPress trên nền tảng Cloud Hosting. Trên WordPress Hosting được cài đặt sẵn các công cụ cần thiết để bạn có thể cài đặt và thao tác nhanh với mã nguồn WordPress.
- Dedicated Server: Đây là một máy chủ riêng biệt, chạy trên nền tảng một máy chủ vật lý. Bạn được toàn quyền sử dụng máy chủ này từ cấu hình phần cứng, cài đặt hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng tùy ý, tối ưu hiệu năng hệ thống. Phần chi phí cũng rất lớn.
- Cloud server: Đây là giải pháp kết hợp giữa shared hosting và dedicated hosting. Một server vật lý được cài đặt ứng dụng ảo hóa để tạo ra nhiều server ảo và được thiết lập thêm công nghệ Cloud Computing cho phép mở rộng không giới hạn.
Vậy sự khác nhau giữa Domain và Hosting là gì?
Như bạn thấy ở trên, Domain và Hosting hoàn toàn khác nhau về khái niệm và bản chất. Tuy nhiên, chúng được kết nối chặt chẽ với nhau. Điều này có nghĩa là bạn cần phải cả Domain và Hosting để tạo một website.
Về phần Domain
Domain (Còn gọi là tên miền) là từ hoặc cụm từ định danh công ty, thương hiệu, tên của bạn hoặc bất kỳ thứ gì mà bạn muốn. Cho phép người dùng nhập trên trình duyệt để truy cập vào website của bạn.
Thông thường, tên miền quốc tế cho phép đăng ký tối thiểu là 1 năm và tối đã là 10 năm.
Chí phí để sở hữu một tên miền thường dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn, tùy thuộc loại tên miền mà bạn đăng ký.
Để sở hữu một tên miền, bạn cần phải liên hệ các công ty hoặc tổ chức Đăng ký tên miền để có thể đăng ký.
Domain bạn muốn đăng ký phải là duy nhất, tức là không trùng với bất kỳ Domain nào đã được cấp phát. Vậy làm sao để biết Domain của bạn không trùng với Domain khác?, Rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào SHost.vn, nhập Domain bạn muốn kiểm tra vào ô tìm kiếm, nếu tên miền chưa được đăng ký thì bạn có thể chọn mua.
Xem thêm hướng dẫn đăng ký tên miền tại SHost.
Về phần Hosting
Hiểu một cách đơn giản, Hosting giống như chiếc máy tính cá nhân của bạn, nó cũng cần có cấu hình phần cứng như RAM, CPU, cũng cần có hệ điều hành, phần mềm để có thể hoạt động.
Chỉ khác là Hosting được chia sẻ nhỏ tài nguyên từ các máy chủ có kết nối sẵn ra hệ thống internet chung, cho phép người dùng có thể truy cập vào website của bạn, còn đối với máy tính thì chỉ có một mình bạn truy cập được mà thôi.
Thời hạn đăng ký hosting thường được tính theo tính theo từng năm và không có giới hạn tối đa mà người dùng có thể đăng ký. Điều này có nghĩa bạn có thể đăng ký 10 năm, 20 năm,… miễn bạn nghiên cứu kỹ lưỡng ngân sách và kế hoặc phát triển website.
Các gói thuê Hosting thường rất rẻ, chỉ với vài chục nghìn một tháng là bạn đã sở hữu ngay một gói Hosting để bắt đầu xây dựng website của mình.
SHost là nhà cung cấp Hosting sử dụng ổ cứng SSD NVMe cho các dịch vụ WordPress Hosting và Cloud Server để tối ưu hóa hiệu suất website của người dùng. Hơn nữa, chúng tôi cung cấp đảm bảo 99,9% thời gian hoạt động và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
Việc đăng ký Hosting trên SHost rất đơn giản, chọn một trong các gói lưu trữ website có sẵn, điền thông tin thanh toán và chờ đợi trong ít phút để hệ thống gửi thông tin quản trị Hosting vào email. Ngoài ra, bạn sẽ được hoàn tiền 100% nếu không hài lòng sau khi sử dụng.
Tổng kết
Cả Domain và Hosting đều là yếu tố thiết yếu để tạo một website hoạt động bình thường. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về Domain và Hosting, cũng như sự khác nhau giữa chúng.
Bạn cũng có thể muốn xem hướng dẫn của chúng tôi về các dịch vụ lưu trữ WordPress được quản lý tốt nhất.
- WordPress Hosting là gì? Tại sao nên chọn SHost để lưu trữ WordPress
- Bootstrap là gì? Hướng dẫn sử dụng Bootstrap đơn giản cho website
- Thông báo quy định thông tư 21/2021/TT-BTTTT về Tên miền và Bản khai tên miền
- TOP 5 Plugin tạo trắc nghiệm cho WordPress tốt nhất
- TOP 5 Plugin CRM WordPress tốt nhất 2023