Bạn đang muốn bắt đầu công việc kinh doanh của bạn trên thương mại điện tử? Nếu vậy, những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về thương mại điện tử và cách để bắt đầu công việc kinh doanh thương mại điện tử của bạn.
Thương mại điện tử là gì và Kinh doanh điện tử là gì?
Thương mại điện tử (Hay E-Commerce) là sự sản xuất, phân phối, quảng cáo, mua và bán các loại hàng hóa, dịch vụ trên hệ thống internet hoặc các mạng máy tính.
Kinh doanh điện tử (E-Business) là việc sử dụng internet và các công cụ trực tuyến trong quá trình kinh doanh, với mục đích tạo ra lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận cho doanh nghiệp và lợi ích đối với khách hàng.
Thương mại điện tử trong thời đại số
Với việc sử dụng internet và các mạng kết nối, thương mại điện tử tạo ra cầu nối gắn kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Thị trường không biên giới
Không còn giới hạn về vị trí địa lý, giờ đây mọi thứ đều có sẵn trên internet và bạn chỉ cần một chiếc máy tính để có thể bắt đầu kinh doanh hoặc giao dịch trên các trang thương mại điện tử.
Các doanh nghiệp không cần quá tập trung đầu tư vào việc xây dựng hàng loạt các chi nhánh, các trụ sở tại nhiều địa phương, nhiều quốc gia. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí vận hành, nhân công, tập trung nguồn lực vào các vấn đề thiết thực như tối ưu bộ máy quản trị, cải tiến máy móc, quy trình sản xuất…
Người dùng cũng được hưởng lợi gián tiếp với giá sản phẩm sẽ thấp hơn, có thể tùy ý lựa chọn không giới hạn các sản phẩm, thương hiệu mà không cần đến trực tiếp cửa hàng.
Việc giao hàng cũng sẽ nhanh và chuyên nghiệp hơn nhờ việc liên kết giữa trang thương mại điện tử với các đơn vị vận chuyển. Nhiều trang thương mại điện tử còn cho phép bạn tự chọn đơn vị vận chuyển mà bạn thích với nhiều giá vận chuyển khác nhau.
Số hóa dữ liệu và thanh toán không tiền mặt
Đặc điểm nổi bật nhất của thương mại điện tử đó là việc số hóa dữ liệu và thanh toán không sử dụng tiền mặt.
Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR Code có sự thu hút và tăng trưởng đáng ghi nhận.
So với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 65,9% về số lượng; 31,2% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng; 123,1% về giá trị; giao dịch qua kênh QR Code tăng tương ứng 95,7% về số lượng; 181,5% về giá trị.
Việc tăng trưởng này góp phần không nhỏ từ việc giãn cách xã hội trong thời gian đại dịch Covid 19 lan rộng.
Các thông tin giao dịch điện tử sẽ được các trang thương mại điện tử số hóa và được lưu trữ trên hệ thống website, server. Khi cần tra cứu trình trạng của sản phẩm, đơn hàng, quá trình vận chuyển, hóa đơn điện tử… người dùng chỉ cần nhập mã đơn hàng hoặc số điện thoại cá nhân là có thể tra được thông tin mà mình muốn.
Các dữ liệu như tên, tuổi, địa chỉ, sở thích,…được khai báo trên website có thể được các doanh nghiệp áp dụng cho các chương trình khuyến mãi như dịp lễ tết, sinh nhật,… để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và phân tích thói quen của người tiêu dùng.
Hạn chế và bất cập của thương mại điện tử
Thương mại điện tử mang lại nhiều vai trò và lợi ích thiết thực cho xã hội và đời sống, tuy nhiên nó cũng có những hạn chế và bất cập riêng.
Cơ sơ hạ tầng thiết bị thông tin như điện thoại thông minh, máy tính vi tính, còn chưa phổ biến trong đại đa số người dân, đặc biệt là ở các nước kém phát triển hoặc đang phát triển.
Cơ chế bảo mật thông tin hệ thống thống website, mạng máy tính còn nhiều lỗ hổng, dẫn tới việc bị lợi dụng để đánh cắp và sử dụng cho mục đích xấu.
Khi tham gia giao dịch, người dùng sẽ phải cung cấp các thông tin cá nhân của mình cho các trang web đó, vì vậy ràng buộc về chính sách người dùng và sử dụng thông tin cá nhân là đặc biệt quan trọng.
Việc không thể kiểm tra và xem trước sản phẩm thực tế dẫn tới nhiều hệ lụy về vấn nạn hàng giả, kém chất lượng. Người tiêu dùng khi giao dịch thường dựa trên sự tin tưởng về thương hiệu và các đánh giá của người dùng khác trên chính các trang thương mại điện tử, nên niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu thường rất mong manh.
Các mô hình thương mại điện tử chính hiện nay
Doanh nghiệp đến Người tiêu dùng (B2C)
Đây là loại hình thương mại điện tử phổ biến nhất, với mô hình này doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ thực hiện các giao dịch trực tiếp với nhau.
Giống như việc bạn mua một cái bình hoa tại của hàng theo cách truyền thống vậy, bạn sẽ trả tiền trực tiếp cho cửa hàng và lấy sản phẩm về nhưng khác ở chỗ là mọi thứ đều thực hiện trên internet.
Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
Đây là mô hình thương mại điển tử hướng đến việc kinh doanh và giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau, ví dụ như giữa nhà sản xuất với nhà bán buôn hoặc giữa các nhà bán buôn với nhà bán lẻ.
Nó thường liên quan chủ yếu đến các vấn đề về sản xuất, sản phẩm, nguyên liệu thô, phần mềm và các sản phẩm kết hợp.
Trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C)
Đây là mô hình thương mại điện tử mới nhất và có sự thay đổi liên tục trong xu hướng danh mục.
D2C là mô hình mà ở đó nhà sản xuất sẽ bán trực tiếp cho người tiêu dùng và thường được gọi là dịch vụ bán lẻ trực tuyến.
D2C thường tận dụng các mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instargram, SnapChat,… làm những nền tảng phổ biến để bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng cho người tiêu dùng (C2C)
Đây là mô hình thương mại điện tử mà ở đó các người tiêu dùng sẽ giao dịch với nhau. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các mặt hàng của người dùng khác trên các nền tảng như Ebay, Amazon, Etsy, Fivver,…
Người tiêu dùng cho doanh nghiệp (C2B)
Đây là mô hình thương mại điện tử mà ở đó cá nhân tạo sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho doanh nghiệp.
C2B thường bao gồm những người trong các lĩnh vực như cung cấp khả năng hiển thị, nhiếp ảnh gia, nhà tư vấn, nhà văn tự do,…
Cần chuẩn bị gì để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử?
Giống như bắt đầu bất kỳ công việc kinh doanh nào, học cách bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Nghiên cứu và chọn mô hình thương mại điện tử
Bước đầu tiên để kinh doanh thương mại điện tử đó thực hiện các nghiên cứu cần thiết về bản thân doanh nghiệp của bạn, phân tích thị trường, đối tượng khách hàng,…
Bạn sẽ cần xem xét rằng doanh nghiệp của bạn đang cung cấp những gì? bạn sẽ bán sản phẩm hay dịch vụ? Nếu là sản phẩm thì là loại sản phẩm vật lý hay kỹ thuật số? Bạn sẽ lấy nguồn hàng từ đâu hay sẽ tự sản xuất? Bạn sẽ vận chuyển hàng hóa đến khách hàng như thế nào? chi phí bạn phải đầu tư là bao nhiêu?…
Khi bạn tự đặt ra và liệt kê được những câu hỏi như trên, bạn sẽ dần hình dung được sơ lược mô hình thương mại điện tử mà bạn sẽ áp dụng, cũng như là mục tiêu phát triển của doanh nghiệp sau này.
Sàn thương mại điện tử Tiki là một ví dụ.
Trước kia Tiki dúng dụng mô hình B2C (Business to Customer) để phân phối các sản phẩm do chính Tiki lấy hàng, lưu trữ, vận chuyển và chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng của sản phẩm.
Nhưng hiện này, Tiki đã chuyển sang mô hình Marketplace thay thế cho một phần mô hình B2C. Với mô hình này, thay vì phải phải phân phối và chịu trách nhiệm về các khâu kiểm soát chất lượng, vận chuyển, Tiki trở thành nơi mà các doanh nghiệp tạo cửa hàng online và bán các sản phẩm của họ.
Chọn nền tảng thương mại điện tử và bắt đầu xây dựng trang web của bạn
Thay vì lựa chọn mặt bằng và xây dựng doanh nghiệp thực, bạn sẽ bắt tay xây dựng cửa hàng online trên các sàn thương mại điện tử hoặc tạo ra website thương mại điện tử của mình.
Website thương mại điện tử là gì?
Website thương mại điện tử là là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trưng bày sản phẩm…
Các trang thương mại điện tử lớn có thể kể đến như Amazon, Taobao, Ebay, Shopee, Lazada, Tiki…
Bạn hoàn toàn có thể tham gia tạo cửa hàng online trên các sàn thương mại điện điện tử để bán hàng trực tiếp hoặc các hình thức gián tiếp khác như Dropship (Phương pháp thực hiện bán lẻ mà một cửa hàng không lưu giữ sản phẩm được bán trong kho của mình).
Với xu thế bán hàng đa kênh hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn chủ động xây dựng trang Web riêng để giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tiếp cho người dùng. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp sẽ được tự chủ rất nhiều khi họ nắm quyền kiểm soát trang web và có thể bổ sung tính năng khi cần thiết.
Để bắt đầu xây dựng trang web, bạn sẽ cần liệt kê một số yếu tố như: Trang web của bạn có cho phép người dùng xem và mua hàng trực tiếp hay không? Các tính năng cho phép người dùng tìm kiếm được nội dung sản phẩm, so sánh giá, bài viết hướng dẫn sử dụng, tin tức…
Về cơ bản, một trang web sẽ bao gồm 3 thành phần chính:
- Tên miền
- Web hosting để lưu trữ dữ liệu website
- Dữ liệu web (Source code)
Trong đó Tên miền và Web hosting bạn có thể liên hệ với SHost để đăng ký với chi phí hợp lý nhất. Với tên miền .COM chỉ là khoảng 254,000 VNĐ /năm và Web Hosting (WordPress Hosting) chỉ từ 40.600 đ/tháng.
Có thể bạn quan tâm: Domain và Hosting là gì? So sánh sự khác nhau
Về dữ liệu web, bạn có thể làm việc hoàn toàn với đội ngũ thiết kế website, bạn chỉ cần dự toán các hạng mục tính năng của trang web và ngân sách mà bạn có thể trả.
Hoặc nếu bạn muốn tự xây dựng trang web để tối ưu chi phí, bạn có thể sử dụng các mã nguồn mở như WordPress, Joomla, Shopify,…
Trong đó WordPress là một sự lựa chọn tốt và phổ biến nhất hiện nay để xây dựng các website thương mại điện tử.
WordPress giúp cho bạn tiết kiệm vô vàn thời gian và chi phí, hơn nữa nó còn cho phép bạn tùy chỉnh không giới gian giữa việc xậy dựng giao diện, các tính tìm kiếm sản phẩm, mua hàng và thanh toán trực tiếp,…
Tìm hiểu thêm mẫu website miễn phí được thiết kế từ WordPress tại đây.
Xin giấy phép kinh doanh và các giấy phép liên quan
Cũng giống như việc bạn xây dựng doanh nghiệp kinh doanh truyền thống, bạn cũng cần phải có giấy phép kinh doanh, các giấy tờ về thuế, khai báo trang web với bộ công thương,…
Tuy nhiên, số lượng giấy phép và thời gian cấp phép hoạt động kinh doanh rất nhanh chóng vì hầu hết các doanh nghiệp thương mại điện tử đều hoạt động tại nhà.
Nếu bạn đã có sẵn cửa hàng hoặc trụ sở doanh nghiệp thực tế là một lợi thế cực lớn, vì người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến những gì họ xem trên mạng mà họ cũng muốn trải nghiệm thực tế các sản phẩm và mua ngay tại của hàng.
Tiếp thị và quảng bá doanh nghiệp của bạn đến người dùng.
Đến bước này, cơ bản là bạn đã đến phần cuối của quá trình.
Khách hàng sẽ không biết đến của trang web của bạn nếu bạn không khai báo Website với các công cụ tìm kiếm và chạy các chiến dịch tiếp thị điện tử.
Có nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau mà bạn có thể quyết định sử dụng:
Về ngắn hạn, bạn có thể thiết lập các chiến dịch quảng cáo Google Adword, Facebook Adword, Email Marketing,… để tiếp thị sản phẩm hoặc để có nhanh một lượng người dùng nhất định, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết.
Về dài hạn, bạn cần đầu tư nhiều thời gian về việc xây dựng nội dung cho website như: Nội dung sản phẩm, các bài viết hướng dẫn sử dụng, tin tức,… Quá trình này gọi là SEO website.
Khi bắt đầu nhận được đơn hàng và qua một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ có thể điều chỉnh và thay đổi chiến lược tiếp thị của mình, tận dụng website và các kênh bán hàng để thu thập các đánh giá và phản hồi của khách hàng để tìm ra những gì phù hợp nhất cho doanh nghiệp và khách hàng của bạn.
Tổng kết
Thương mại điện tử có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực và đang dần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
Trong không gian thương mại điện tử, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là rất lớn, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp có tổ chức và tiềm lực mạnh.
Vì vậy, nếu bạn đang trong quá trình nghiên cứu và bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử, hãy chọn cho mình một thị trường ngách với ít sự cạnh tranh và dễ dàng phát triển hơn.
Để tối ưu, bạn nên kết hợp bán sản phẩm đa kênh trên trang web riêng, đồng thời cũng tạo ra các gian hàng trên các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, taobao, shopee,… các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instargram,…
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Thương mại điện tử và có thể bước đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử của mình.