Sau khi bạn đã sở hữu cho mình một website đang hoạt động trên internet, việc đầu tiên bạn sẽ nghĩ tới là làm sao để website tải nhanh hơn? hay website mình đã đủ nhanh chưa? cần cải thiện yếu tố nào để website tải nhanh hơn? giúp website SEO tốt hơn. Trong bài viết này, SHost sẽ chia sẻ cho bạn biết cách để đo đạt hiệu quả thông qua 10 công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí tốt nhất hiện nay.
Các công cụ này cho phép bạn biết được tốc độ tải trang dựa vào các đánh giá chuyên môn bao gồm các gợi ý, từ đó bạn dễ dàng nhận biết website của mình đang thiếu xót ở đâu để thay đổi cho phù hợp.
Tại sao cần phải kiểm tra tốc độ website?
Hơn ai hết, bạn cũng biết rằng, ngoài chính sách bán hàng hấp dẫn ra thì việc tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thuận lợi khi website của bạn có thời gian tải nhanh hơn là các đối thủ khác, vậy thì việc đầu tư cho website của mình tải thật nhanh là việc rất khôn ngoan phải không nào.
Tốc độ tải trang rất quan trọng vì sao?
- Lượng truy cập vào website: Đơn giản là website của bạn tải chậm sẽ có nguy cơ mất khách truy cập tiềm năng lên tới 40% (theo nghiên cứu của Gomez), hoặc tệ hơn nữa là mất đi người mua hàng.
- Ảnh hưởng đến SERP: Công cụ tìm kiếm chỉ quét trong thời gian ngắn để thu thập kết quả. Nếu website của bạn không tải trong thời gian ngắn đó, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.
- Ảnh hưởng đến SEO: Công cụ tìm kiếm cần đảm bảo độ uy tín cho nên họ sẽ đánh giá thấp các website tải chậm đang ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng.
Khi sở hữu cho mình website để kinh doanh, bạn cần duy trì hiệu suất website luôn ở mức tốt nhất và ổn định để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể. Một trong những cách để làm điều đó dùng công cụ kiểm tra tốc độ website.
Nào, hãy bắt đầu khám phá top 10 công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí nhé!
Top 10 công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí
Hiện nay, có rất nhiều công cụ kiểm tra tốc độ website, tuy nhiên bạn cần chọn ra các công cụ có uy tín và ổn định cao để kiểm tra tốc độ website của mình.
1. Google PageSpeed Insights
Công cụ kiểm tra tốc độ website này thuộc sở hữu của Google nên các số liệu về trải nghiệm người dùng đều dựa trên hiệu suất của website trên Chrome UX Report, ngay cả trên thiết bị di động và máy tính bàn.
Bài kiểm tra này sẽ cho bạn các dữ liệu về lý thuyết và thực tế. Dữ liệu lý thuyết liên quan đến các vấn đề về hiệu suất trong khi đó dữ liệu thực tế chứa dữ liệu về hiệu suất real-time mà người dùng truy cập.
Công cụ kiểm tra tốc độ website này được ưa chuộng bởi các chủ sở hữu website độc lập và chủ sở hữu doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Họ là những người muốn biết cách dễ dàng và đơn giản nhất để duy trì hiệu suất web.
2. GTmetrix
Công cụ kiểm tra tốc độ website này được người dùng rất thường sử dụng bởi tính linh hoạt, cho phép chọn nhiều máy chủ khác nhau miễn phí.
Công cụ kiểm tra tốc độ website này sẽ cho bạn biết được kết quả đánh giá trực quan chi tiết, kèm các gợi ý giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thay đổi nội dung website.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công kiểm tra tốc độ website này để giám sát hiệu suất của website cực kỳ hiệu quả thông qua tài khoản đăng ký tại GTmetrix.
3. Pingdom
Giống như GTmetrix, Pingdom cũng là công cụ kiểm tra tốc độ website cực kỳ hiệu quả và được nhiều người tin dùng.
Công cụ kiểm tra tốc độ website có tính năng giám sát uptime và downtime rất hiệu quả mà miễn phí, nếu bạn muốn giám sát kỹ hơn thì bạn vẫn có thể sử dụng phiên bản trả phí với $10/tháng.
Đây rõ ràng là một lựa chọn không thể bỏ qua.
4. WebPagetest
Công cụ kiểm tra tốc độ website này được sử dụng rất phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có cả nhưng chuyên gia trong ngành vẫn sử dụng bởi các chức năng và đánh giá chi tiết của công cụ kiểm tra tốc độ website này là rất tuyệt vời.
Cách đo của công cụ này khá chi tiết, được đi qua nhiều bước để đánh giá khách quan nhất cho mỗi tiến trình.
Bạn cần chi tiết, chuyên nghiệp, hiệu quả thì đây là lựa chọn tốt nhất.
5. Google Test My Site
Ngày này, số người sử dụng điện thoại di động còn cao hơn máy tính thì các website cho di động cần duy trì hiệu suất tương đương so với máy tính.
Test My Site là công cụ kiểm tra tốc độ website giúp đo tốc độ trên thiết bị di động, điểm chính xác hơn so với các công cụ khác.
Nếu bạn muốn kiểm tra tốc độ website trên di động thì đây là lựa chọn hoàn hảo nhất.
6. KeyCDN Website Speed Test
Nhiều địa điểm để cho bạn lựa chọn hơn, công cụ này còn kiểm tra được SSL FREAK giúp website bạn có thể giải pháp an toàn SSL/TLS hơn.
7. Uptrends
Giống như Pingdom, công cụ kiểm tra tốc độ website này cũng cho phép bạn giám sát uptime và downtime cực kỳ hiệu quả.
Bạn cũng có thể đặt điều chỉnh băng thông và loại trình duyệt web để tiến hành thử nghiệm.
8. Dotcom-Monitor
Nhìn vào website của công cụ kiểm tra tốc độ website này bạn cũng có thể thấy là ngoài kiểm tra tốc độ website ra thì bạn có thể sử dụng rất nhiều công cụ kiểm tra máy chủ khác.
Rất tiện ích cho các bạn khi lựa chọn công cụ nhiều chức năng (All in One).
9. Geek Flare
Giống như Dotcom-Monitor, đây là công cụ kiểm tra tốc độ website khá nhiều chức năng thú vị, ngoài kiểm tra tốc độ, bạn còn có thể kiểm tra bảo mật SSL/TLS, Broken link,…
Đây là công cụ mình cho rằng rất đáng đầu tư, đáng để thử nghiệm.
10. YSlow
Và cuối cùng không thể nhắc tới đó là YSlow, cộng cụ kiểm tra tốc độ website khá mạnh mẽ. Tuy nhiên để sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ website này bạn cần phải cài đặt tiện ích vào trình duyệt, nếu bạn không quan tới màn hình máy tính của bạn quá chật chội như tôi thì nên sử dụng công cụ này ^^!
Tổng kết
Hiệu suất hoạt động của website là vấn đề quan trọng cần được chú ý. Vì hầu hết khách truy cập không có thời gian đối với các website tải chậm và họ sẽ bỏ đi.
Website tải chậm cũng nguyên nhân khiến website của bạn bị xếp hạng thấp trong SERP.
Có rất nhiều công cụ kiểm tra tốc độ website, nhưng chỉ có số ít công cụ phù hợp với nhu cầu của bạn.
Nếu bạn đang tìm công cụ dễ sử dụng, Google có nhiều công cụ tiện dụng như PageSpeed Insights có thể giúp bạn. Những công cụ này có thể miễn phí và được tích hợp trực tiếp vào Google Chrome, vì vậy, nó rất dễ tiếp cận với mọi người.
Tốm lại, không có lý do gì để bạn không theo dõi hiệu suất website hay kiểm tra tốc độ website của mình thường xuyên cả.
Bạn cần hỗ trợ WordPress?
Các chuyên gia WordPress của SHost luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các vấn đề về WordPress - dù lớn hay nhỏ và liên tục 24/7.
Xem bảng giá- [Thông báo] Lịch nghỉ Lễ Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và Quốc tế lao động (30/4 – 1/5 năm 2023)
- Vòng đời tên miền Việt Nam, Quốc tế
- Top 10 plugin bình luận WordPress tốt nhất 2023
- Ổ cứng SSD NVMe là gì? Tại sao nên sử dụng SSD NVMe
- Công ty Cổ phần W2W đã đạt chứng nhận Website Tín nhiệm mạng