Web 3.0 hiện là một thuật ngữ quen thuộc thông qua mạng xã hội. Nhìn chung Web 3.0 là giai đoạn phát triển mới của internet. Những tác động thực tế của Web 3.0 đang mang lại trải nhiệm cao cấp. Bao gồm cả những thay đổi khiến cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn.
Vậy để hiểu mô hình web 3.0 hoạt động như thế nào, cùng SHost đi tìm hiểu chi tiết của nó nhé.
Web 3.0 là gì?
Web 3.0 (Semantic Web) được Hiệp hội World Wide Web (W3C) xác định như một thế hệ web với những tính năng mới chú trọng vào việc sử dụng các định dạng dữ liệu và các giao thức chung. Theo W3C, Web 3.0 cung cấp một bộ khung chung cho phép dữ liệu được chia sẻ và sử dụng lại trên các ứng dụng, doanh nghiệp và cộng đồng. Do đó, Web 3.0 được coi là một nhà tích hợp trên các ứng dụng thông tin và nội dung khác nhau và hệ thống.
Mục tiêu cuối cùng của Web 3.0 là tạo ra các website thông minh, kết nối vạn vật và hòa nhập hơn. Web 3.0 không có một định nghĩa cụ thể. Phải mất hơn mười năm để chuyển từ web gốc Web 1.0 sang Web 2.0 và dự kiến sẽ mất nhiều thời gian hơn khi chuyển hoàn toàn sang web 3.0 này. Tuy nhiên, các công nghệ khiến người dùng xác định Web 3.0 hiện đang được phát triển.
Thiết bị gia dụng thông minh sử dụng mạng không dây và Internet of Things (IoT) là ví dụ về cách Web 3.0 đã tác động thế nào đến công nghệ ngày nay.
Tính năng chính của Web 3.0
Để nói Web 3.0 là tương lai của Internet thì không thể thiếu các tính năng ưu việt mà Web 3.0 sẽ mang lại cho người dùng như sau:
- Semantic Web (Web ngữ nghĩa): Web nâng cao, trong đó nội dung được phân tích dựa trên ý nghĩa của từ ngữ.
- AI (Trí tuệ nhân tạo): Tập trung vào xử lý ngôn ngữ tự nhiên nơi máy tính sẽ hiểu thông tin giống con người hơn để cung cấp kết quả nhanh hơn và phù hợp hơn thông qua trí tuệ nhân tạo (AI).
- Đồ họa 3D: Thiết kế ba chiều sẽ được sử dụng trong các website và dịch vụ để cung cấp hình ảnh rõ ràng cho người dùng. Ví dụ: Hướng dẫn sử dụng, trò chơi điện tử, bản đồ, …
- Kết nối: Thông tin được kết nối với siêu dữ liệu giúp người dùng tìm nạp thông tin chính xác, nhanh chóng.
- Mọi thiết bị xung quanh bạn sẽ được kết nối với website, điều đó có nghĩa là nội dung sẽ có thể truy cập ở mọi nơi.
Ngoài ra, Web 3.0 tập trung nhiều hơn vào các công nghệ mạng ngang hàng (P2P) như blockchain. Các công nghệ khác như API mở, định dạng dữ liệu và phần mềm mã nguồn mở cũng có thể được sử dụng trong khi phát triển các ứng dụng.
So sánh Web 3.0 với Web 2.0 và Web 1.0
Để hiểu hơn về các tính năng vượt trội của Web 3.0 so với các nền tảng webs trước đó (Web 2.0 và Web 1.0), chúng ta cùng tham khảo bảng so sánh sau đây:
Web 1.0 | Web 2.0 | Web 3.0 | |
---|---|---|---|
Thông tin | Tĩnh / Chỉ đọc | Đọc & Viết | Di động / Cá nhân |
Mục tiêu | Công ty | Cộng đồng | Cá nhân |
Tên gọi | Trang chủ | Blog / Wiki | Dòng đời |
Nội dung | Quyền sở hữu | Chia sẻ | Hợp nhất |
Tương tác | Biểu mẫu web | Ứng dụng web | Ứng dụng thông minh |
Tìm kiếm | Thư mục | Từ khóa / Thẻ | Hành vi người dùng |
Số liệu | Lượt xem trang | Chi phí mỗi click chuột | Can kết của người dùng |
Quảng cáo | Ảnh / Biểu ngữ | Tương tác | Hành vi người dùng |
Nghiên cứu | Britannica Online | Wikipedia | Semantic Web |
Công nghệ | HTML / FTP | XML / Java / Flash | RDF / RDFS / OWL |
1990 – 2005 | 2005 – Hiện nay | Thời gian tới |
Web 3.0 hoạt động như thế nào?
Với sứ mệnh nâng cao khả năng xử lý của hệ thống giúp việc tra cứu tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, ngay cả khi nó gặp những yêu cầu phức tạp. Web 3.0 không hề phụ thuộc vào hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, cũng như không có máy chủ web tập trung nơi chứa dữ liệu web, điểm lợi ngay trước mắt là hệ thống này hoàn toàn không cần bảo dưỡng hay nâng cấp theo lộ trình.
Thay vào đó, thứ tạo nên một hệ sinh thái của web 3.0 là kết nối tài nguyên của các metaverse (vũ trụ ảo) để có thể tiếp cận với người dùng. Đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều.
Còn đây là cách Web 3.0 vận hành:
Ưu điểm và Nhược điểm của Web 3.0
Là một mô hình mới chắc chắn sẽ có nhiều ưu điểm, tuy nhiên vẫn còn đó các nhược điểm cần chúng ta xem xét.
Ưu điểm của Web 3.0
- Vì là hệ thống mở nên Web 3.0 luôn được cải tiến theo thị hiếu của nhóm người sử dụng.
- Được xây dựng trên nền tảng blockchain nên dữ liệu gần như không bao giờ biến mất.
- Sử dụng web 3.0 sẽ không cần phải làm việc qua các bên trung gian từ đó mà bạn không sợ việc bị lộ danh tính, ngoài ra thì doanh thu cũng sẽ không bị giảm nếu phát sinh giao dịch, tối ưu doanh số cho các cá nhân và doanh nghiệp.
- Hệ thống bảo mật của Blockchain khiến việc tra cứu vừa minh bạch, lại an toàn hơn nhiều so với hệ thống web truyền thống.
- Web 3.0 giúp người dùng trên khắp thế giới tra cứu dữ liệu mà không gặp rào cản về địa lý, nhà chức trách, bên trung gian hay những yếu tố xã hội học.
- Với Web 3.0, bạn chỉ cần tạo một hồ sơ duy nhất, thông tin của bạn sẽ được tối ưu và ghi nhận trong suốt thời gian sử dụng từ đó tránh nguy cơ bị lấy cắp thông tin từ những kẻ xấu.
- Web 3.0 sở hữu AI có khả năng tự học giúp thấu hiểu người dùng qua hành vi tìm kiếm. Tức là bạn càng sử dụng, hệ thống càng thông minh và muốn biết bạn thật sự cần gì.
Nhược điểm của Web 3.0
- Yêu cầu chi phí đầu tư cao, bởi lẽ web 3.0 cần một hệ sinh thái để tự vận hành, hệ sinh thái càng rộng thì khả năng phát triển mạng lưới càng nhanh và tiện dụng, kèm theo đó là những công cụ như máy tính và điện thoại đời cũ sẽ không thể sử dụng được do sự mở rộng cần thiết này
- Với những ưu điểm trên thì khi Web 3.0 ra mắt, những Web 1.0 hiện tại sẽ trở nên lỗi thời.
- Dù vượt trội về mặt công nghệ, nhưng hệ thống này chưa thật sự sẵn sàng để áp dụng một cách rộng rãi. Cần xây dựng những bộ luật chung trên mọi lãnh thổ nhằm quản lý, khai thác nền tảng sao cho có hệ thống.
- Web 3.0 công nghệ còn quá mới mẻ so với nhiều người, hiển nhiên là người dùng giai đoạn đầu sẽ khá do dự khi lựa chọn sử dụng hệ thống web này.
- Ngoài ra thì vì hệ thống hiện đại kết hợp giữa công nghệ cũ và mới, nên để sử dụng được Web 3.0 các doanh nghiệp và người dùng cần đầu tư một các thiết bị cần thiết mới cho sự kết nối. Chính vì sự phức tạp đó, khiến việc phổ biến web 3.0 khó khăn hơn.
Các dự án Web 3.0 nổi bật trên thế giới
- Helumi (HNT): Helium là một trong những dự án hứa hẹn nhất nổi bật với Web 3.0 – với mục đích xây dựng cộng đồng từ những viên gạch đầu tiên. Dự án cung cấp một dịch vụ web được thiết kế để cạnh tranh với những gã khổng lồ ISP như Verizon và AT&T (những ông lớn trong ngành dịch vụ – truyền thông) Họ sử dụng sự ưu việt của nền tảng blockchain cùng với các điểm phát sóng vật lý cho phép người dùng truy cập internet không dây trên khắp thế giới một cách tiện lợi.
- River (FLUX): Dự án của Helium tuyên bố sẽ cung cấp quyền truy cập cơ bản vào Internet bằng dịch vụ Web 3.0 của mình. Để phát triển Web 3.0. Người dùng có thể phát triển các ứng dụng Web 3.0 và các dự án phi tập trung, sau đó triển khai chúng trên mạng. Điều này có thể thực hiện được nhờ một hệ điều hành phi tập trung – FluxOS, một hệ điều hành phi tập trung cho người dùng Flux và khả năng điện toán đám mây.
- Filecoin (FIL): Filecoin giống như một tủ hồ sơ cho Web 3.0. Đây là một mạng lưu trữ phi tập trung, vừa là một giải pháp thay thế an toàn cho lưu trữ đám mây tập trung, vừa là một cách kiếm tiền thụ động.
- Polkadot (DOT): Ngay cả khi bạn chưa biết tới Web 3.0, bạn có thể đã nghe nói về mạng Polkadot. Với vốn hóa thị trường hơn 35 tỷ đô la, DOT là tiền điện tử lớn thứ chín trên CoinMarketCap. Nó cũng là mạng dẫn đầu vào kỷ nguyên Web 3.0 nhờ những nỗ lực nghiêm ngặt của nó để mở ra một Internet hoàn toàn phi tập trung thông qua các para chains.
Sự liên kết giữa Web 3.0 và Metaverse
Chúng ta cần phải hiểu Metaverse là gì đã. Metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo) là một thế giới kỹ thuật số hòa quyện với các khía cạnh của truyền thông xã hội như trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), Internet và tiền điện tử nhằm đưa người dùng vào một hệ sinh thái có thể tương tác.
Vậy Metaverse có liên kết gì với Web 3.0?
Để tối ưu công nghệ Blockchain của mình, Web 3.0 cần 3 yếu tố phân quyền, khả năng mở rộng và bảo mật. Và metaverse hội tụ tất cả điều đó, hình dung dễ nhất là các NFT trong đó người dùng tương tác với nhau thông qua công nghệ thực tế ảo trong khi Web 3.0 giúp tạo thuận lợi cho thương mại và giao tiếp.
Tổng kết
Hi vọng rằng qua bài viết này của SHost, các bạn sẽ có thêm cho mình kiến thức về web 3.0. Từ đó nhìn ra những cơ hội để phát huy. Rất mong trong tương lai Web 3.0 có thể hoàn thiện và nhân rộng đến tay người dùng nhằm nâng cao khả năng phát triển của nền kinh tế.