Xây dựng các website vệ tinh là việc rất quan trọng đối với SEO website, website vệ tinh giúp cho quá trình SEO cùng các chiến dịch digital marketing của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
Vậy website vệ tinh là gì? Vai trò cụ thể của website vệ tinh trong SEO là gì? Hãy cùng SHost tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Website vệ tinh là gì?
Website vệ tinh (Site vệ tinh) là những website con có cùng chủ đề, nội dung tương tự hoặc liên kết với website chính. Những website vệ tinh này hoạt động độc lập, tách biệt hoàn toàn với website chính.
Các website vệ tinh này không cùng một subdomain với website chính, do chúng đều là những website riêng biệt nhau. Nói dễ hiểu, các trang mạng như Facebook, Instagram, WordPress, Pinterest đều được xem là các website vệ tinh cho một website chính nào đó.
Website vệ tinh sẽ cung cấp backlink dẫn về website chính để thu hút lượt truy cập. Chúng có nhiệm vụ như những vệ tinh “bay” xung quanh giúp website chính nhận được nhiều tương tác hơn.
Vai trò của website vệ tinh trong SEO
Chức năng chính của các website vệ tinh là giúp tăng traffic (lượt truy cập), quảng bá thương hiệu rộng rãi, nên các website vệ tinh thường được sử dụng như một công cụ đắc lực trong việc SEO cho website chính.
Thu hút lượng truy cập (web traffic)
Khi website chính có các website vệ tinh chất lượng sẽ dễ tiếp cận và thu hút lượng truy cập, từ đó website chính sẽ nhận được lượng traffic đáng kể.
Tăng thứ hạng của website chính trên các công cụ tìm kiếm
Việc để backlink điều hướng về website chính thông qua hệ thống website vệ tinh sẽ thu hút lượng traffic cho website chính, nhờ đó thứ hạng của website chính sẽ tăng lên.
Thương hiệu được quảng bá rộng rãi
Có nhiều “chi nhánh” tiếp cận người dùng: Các website vệ tinh hoạt động riêng biệt đều có một lượng khách hàng riêng. Sở hữu một hệ thống website vệ tinh sẽ giúp bạn có thêm nhiều kênh để quảng bá sản phẩm, thương hiệu.
Khi nào bạn cần xây dựng website vệ tinh?
Thương hiệu của bạn là thương hiệu mới, cần nhiều sự tương tác và lượng traffic hơn; Bạn muốn tham khảo, đo lường các đối tượng khách hàng tiềm năng để xây dựng, thiết kế sản phẩm phù hợp.
Bạn chỉ đơn giản muốn có thêm lượng truy cập, quảng bá rộng rãi hơn cho thương hiệu của mình. Vậy việc xây dựng website vệ tinh cần thiết đối với bạn. Nhưng bên cạnh sự cần thiết, đừng lập website vệ tinh chỉ để chèn backlink.
Nếu các wesite vệ tinh không có nền tảng nội dung, bạn chỉ lập lên để chèn backlink nhằm tăng lượng traffic cho website chính thì hãy dừng lại, bởi khi Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác kiểm tra các bài viết có trên website vệ tinh, Google sẽ cho rằng các website của bạn là spam, từ đó website chính cũng sẽ bị ảnh hưởng và tổn thất. Hệ thống các website vệ tinh chỉ nên được xây dựng khi bạn có đủ năng lực quản lý đồng đều tất cả các website, xây dựng nội dung cho từng website một để có một chuỗi hệ thống các site vững chắc.
Ưu điểm và nhược điểm của website vệ tinh
Bên cạnh những lợi ích của website vệ tinh mang lại thì cũng có những nhược điểm mà chúng ta cần lưu ý.
1. Ưu điểm của website vệ tinh
Bên cạnh một điểm cộng lớn của website vệ tinh là hỗ trợ SEO cho website chính, thì nó còn những điểm mạnh khác như:
- Ít tốn kém: Các website vệ tinh hầu hết đều dễ xây dựng dựa trên các nền tảng website miễn phí (như Facebook, WordPress, Tumblr,..).
- Ít tốn công sức: Các website vệ tinh thường dễ xây dựng, không mất nhiều thời gian để quản lý. Một tháng bạn chỉ cần khoảng 5 – 7 bài để duy trì website.
2. Nhược điểm của website vệ tinh
Website vệ tinh cũng có những mặt trái của nó, nếu các nội dung không được đầu tư chỉn chu, xây dựng không kỹ, chèn backlink sai cách, nội dung trên website vệ tinh không phù hợp với nội dung trên website chính.
Các lỗi trên thường dễ mắc phải và cũng là cơ sở dễ bị Google Sandbox (hiện tượng khi Google “kìm hãm” một website mới nào đó khỏi các kết quả tìm kiếm). Đó cũng là yếu điểm cần lưu ý với những website vệ tinh.
Không để Google phát hiện ý định xây dựng hệ thống website vệ tinh, hãy chèn backlink thật tự nhiên, đừng spam các từ khóa mục tiêu quá nhiều.
Đừng tham lam xây dựng quá nhiều website vệ tinh, bạn chỉ nên tập trung xây dựng nền tảng cho một vài “vệ tinh”. Việc có nhiều website vệ tinh nhưng không chăm chút kỹ vẫn sẽ gây ảnh hưởng đến website chính của bạn.
Một số mô hình website vệ tinh thông dụng
Hiện nay, sở hữu một hệ thống website vệ tinh với mục đích hỗ trợ SEO là rất thông dụng, nhưng cần có một mô hình website vệ tinh vững chắc để đảm bảo ổn định các website này.
1. Mô hình website vệ tinh dạng Ngôi sao (Link star)
Mô hình website vệ tinh dạng Ngôi sao (Link star) là mô hình website chính được xây dựng ở giữa các site vệ tinh. Các website vệ tinh nằm xung quanh và liên kết trực tiếp với website chính.
- Cách thức hoạt động: Các website vệ tinh xung quanh đều gồm backlink duy nhất trỏ về website chính nên website chính dễ được lên “TOP” tìm kiếm hơn.
- Ưu điểm: Đẩy nhanh tốc độ thăng hạng trên các công cụ tìm kiếm của website chính. Đây là dạng mô hình đơn giản và dễ xây dựng nên được đa phần các SEOer lựa chọn.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, vì mô hình này tập trung đẩy thứ hạng của website chính nên các website vệ tinh không được chú trọng về backlink. Dẫn đến các website vệ tinh dễ bị đánh lỗi, khi một trong các website này bị đánh lỗi, web chính cũng sẽ bị ảnh hưởng.
2. Mô hình website vệ tinh dạng Kim tự tháp (Link Pyramid)
Mô hình website vệ tinh dạng Kim tự tháp (Link Pyramid) là mô hình với kiến trúc tương tự như Kim tự tháp, website chính ở đỉnh tháp và các tầng phía dưới sẽ là các website vệ tinh được sắp xếp lần lượt nhau.
- Cách thức hoạt động: Các website vệ tinh ở những tầng phía dưới sẽ chứa backlink dẫn đến những tầng trên (tầng 3 backlink dẫn đến tầng 2, tầng 2 dẫn đến tầng 1). Theo quy tắc “backlink to backlink”, từng tầng dẫn đến từng tầng cao hơn, cho tới tầng cao nhất là website chính.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao với SEO; Ổn định với thuật toán của Google; Với mô hình theo từng lớp, các website vệ tinh được xây dựng vững mạnh và chắc chắn, giúp hạn chế tình trạng spam link cho website chính. Đây là mô hình ổn định và an toàn với SEO.
- Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để xây dựng mô hình này.
3. Mô hình website vệ tinh dạng Bánh xe (Link Wheel)
Mô hình website vệ tinh dạng Bánh xe (Link Wheel) là mô hình có cấu trúc như một chiếc bánh xe (một vòng tròn kín), web chính vẫn đặt ở giữa và bao quanh là các site vệ tinh.
- Cách thức hoạt động: Các website vệ tinh sẽ liên kết với nhau và cùng liên kết với website chính. Cách này sẽ giúp người dùng truy cập chuyển đổi giữa các website vệ tinh, từ đó các backlink sẽ lớn mạnh hơn.
- Ưu điểm: Mô hình có dạng vòng tròn kín sẽ chuyển đổi người dùng truy cập thành lượng khách hàng tiềm năng. Hiệu quả với SEO. Các website vệ tinh được liên kết chặt chẽ với nhau lẫn website chính tạo nên sự bền vững cho các backlink.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, mô hình này yêu cầu cao về khả năng quản lý các website, thời gian, công sức để nghiên cứu chiến thuật đúng đắn. Nó cũng tốn thời gian để thu hút được lượng traffic cho website chính của bạn.
4. Mô hình website vệ tinh dạng lưới (Link Web)
Mô hình website vệ tinh dạng lưới (Link Web) là mô hình có cấu trúc giống một cái lưới, các website liên kết qua lại với nhau tạo thành một hệ thống liên kết “dày đặc”.
- Cách thức hoạt động: Các website vệ tinh xoay xung quanh, website chính đặt ở giữa; Tất cả website vệ tinh liên kết với nhau và cùng liên kết với website chính, điều này nhằm bổ trợ cho các liên kết backlink được bền chặt, người dùng có thể truy cập chuyển đổi qua lại giữa các website.
- Ưu điểm: Mạng liên kết được mở rộng, hệ thống liên kết “dày đặc” giúp tăng cường sức mạnh cho các website vệ tinh và các backlink, tăng được lượng traffic lớn. Đây là mô hình có đầu tư và hiệu quả cao nhất trong việc hỗ trợ SEO.
- Nhược điểm: Việc liên kết quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bị đánh spam, đánh lỗi bởi các thuật toán của các công cụ tìm kiếm. Tốn thời gian và công sức để xây dựng hệ thống vệ tinh vững chắc.
Những mô hình website vệ tinh trên cần được sử dụng đúng mục đích và phù hợp với đối tượng trên website chính, nếu các website của bạn bao gồm những từ khóa đơn giản, ngắn thì Link star là sự lựa chọn không tồi cho bạn. Tuy nhiên website chứa những từ khóa long-tail hoặc những từ khóa khó, bạn nên tham khảo Link Wheel hoặc Link Pyramid để có sự vững chắc hơn.
Tổng kết
Mục đích bạn cần hệ thống website vệ tinh là để hỗ trợ SEO cho website chính, để giữ hệ thống được ổn định, bạn cần lưu ý về thuật toán và đánh giá của các công cụ tìm kiếm để không nằm trong mục tiêu bị “dòm ngó”, do đó, bạn có thể hạn chế những việc sau:
- Nền tảng nội dung các website vệ tinh sơ sài.
- Đặt quá nhiều backlink điều hướng đến website chính.
- Lựa chọn mô hình website vệ tinh không phù hợp.
- Đặt liên kết đan chéo giữa các website vệ tinh (Link Web).
- Website chính để link điều hướng tới các site vệ tinh.
- Kiểm soát số lượng website vệ tinh và backlink trỏ về website chính.
Website vệ tinh đóng vai trò quan trọng đối với SEO website. Nó giúp làm tăng thứ hạng từ khóa cần SEO cũng như thứ hạng website chính trên các công cụ tìm kiếm. Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã hiểu được website vệ tinh là gì cũng như vai trò của website vệ tinh trong SEO.
- SHost nâng cấp hạ tầng máy chủ 100% ổ cứng SSD NVMe
- SHost chính thức trở thành đối tác của Microsoft
- Plugin Booking là gì? TOP 5 Plugin Booking WordPress tốt nhất
- TOP 5 Mẫu Website Bán Hàng tốt nhất nhất tại SHost
- [Thông báo] Lịch nghỉ Lễ Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và Quốc tế lao động (30/4 – 1/5 năm 2023)